Thành phần: Sương sa chứa nhiều chất đạm, chất bột, canxi, phốt pho, I-ốt, ma nhê, kẽm, sắt, và các vitamin nhóm B,K,A,C
Lợi ích của sương sa làm từ rong biển.
Công dụng của sương sa đối với sức khỏe
Sương sa có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt, không những là món tráng miệng thanh mát mà còn là “khắc tinh” của bệnh bướu cổ bởi chứa nhiều hàm lượng i-ốt. Sương sa chứa nhiều chất đạm, chất bột, canxi, phốt pho, I-ốt, ma nhê, kẽm, sắt, và các vitamin nhóm B,K,A,C và món sương sa được nấu 100% từ rong biển là món ăn rất bổ dưỡng nên sử dụng mỗi ngày cho một cơ thể khỏe mạnh, mát mẻ đẹp da nhé cả nhà.
Sau đây là một số tác dụng của sương sa:
• Ngăn ngừa ung thư
• Tăng cường chức năng tuyến giáp
• Tốt cho hệ tiêu hoá
• Cải thiện sức khoẻ tim mạch
• Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
• Bệnh huyết áp
• Thải độc gan và giảm cholesterol trong máu
• Chống viêm
• Giảm căng thẳng trong thời kì mãn kinh
• Cung cấp vitamin và khoáng chất
• Cung cấp DHA và EPA – axit béo omega -3
• Hỗ trợ hệ tiêu hóa
• Chứa chất chống oxy hóa
• Cung cấp chất xơ prebiotic
Cách làm sương sa
Nguyên liệu làm sương sa
•1 bịch bột sương sa 25g
•1 lít nước
Lưu ý: Bạn có thể gia giảm lượng nước từ 1-2 lít nước tùy theo bạn muốn ăn sương sa cứng hay mềm. Nếu lượng nước càng tăng thì sương sa sẽ càng mềm.
Bước 1: Pha bột sương sa
Đầu tiên bạn cho từ từ gói bột sương sa vào 1 lít nước, vừa đổ vào bạn vừa dùng vá khuấy đều tay. Sau đó bạn để yên tầm 20 phút để bột nở ra.
Bước 2: Nấu sương sa
Bạn cho nồi sương sa đã pha lên bếp và bắt đầu khuấy hỗn hợp ngay cả khi nước chưa sôi nhé.
Khi nước bắt đầu nóng và sôi bạn khuấy đều tay và vặn lửa vừa để tránh khét dưới đáy nồi. Bạn đun hỗn hợp cho đến khi thấy có bọt nổi lên, đặc và sánh lại thì vặn lửa nhỏ nhất và khuấy trong lửa riu riu.
Lưu ý: Nếu bạn thích ăn ngọt thì có thể cho vào 50g đường hoặc 1 viên nhỏ đường phèn.
Cuối cùng bạn vớt hết bọt trong nồi và đổ ra khuôn hay hộp thuỷ tinh. Khi cho ra khuôn bạn sẽ thấy lại có bọt nổi lên thì hãy dùng vá vớt nhẹ hết bọt đi.
Bạn để hỗn hợp bên ngoài khoảng 1-1.5 tiếng để hỗn hợp được nguội hẳn rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng để làm lạnh và làm đông sương sa lại. Còn nếu để bên ngoài thì bạn chờ 1.5-2 tiếng là có thể thưởng thức.
Khi ăn sương sa bạn chỉ cần cắt thành miếng vuông và cho thêm đường, đá bào hoặc nước cốt dừa vào. Ngoài ra bạn có thể thưởng thức cùng hạt é, sương sâm, sương sáo hay chế biến thành các món chè như chè sương sa hạt lựu nữa đó.
Các món ăn dân gian với sương sa
1. Chè sương sa hạt lựu
Đây là một món khá nổi tiếng tại Việt Nam với thành phần chính là sương sa và hạt lựu (một loại bột được làm giống như các hạt của quả lựu dính chùm nhau). Mặc dù được gọi là chè nhưng với vị ngọt dịu và độ béo vừa phải, nó giống một loại thức uống giải khát hơn là chè.
Người ta có hai cách thưởng thức:
– Cho nhiều đá lạnh vào ly, nhằm mục đích giải khát là chính.
– Múc một ít chè cho vào chén nhỏ, ăn chậm nhâm nhi để thưởng thức.
Thông thường, người ta cho thêm dầu chuối hoặc dầu vani để tạo thêm mùi vị hấp dấn hơn.
2. Sương sa dừa
Còn được gọi là dừa sương sa. Khác với sương sa bình thường được nấu với nước, sương sa ở đây được nấu với nước cốt dừa. Sau đó, để tăng phần thẩm mĩ khi ăn, thay vì đổ sương sa vào khuôn, người ta đổ sương sa vào sọ dừa vừa mới cắt phần đầu.
Nếu chỉ tính phần sương sa thì sương sa ở đây có màu trắng đục, vị ngọt và thơm từ nước cốt dừa, nó lại rất mềm.
Món sương sa dừa thường được ướp lạnh trước khi ăn với 2 tác dụng:
– Làm cho sương sa đông hơn, tránh bị chảy nhiễu do không khí làm mất vị ngon.
– Tạo cảm giác lạnh khi ăn, và trở thành một món giải khát hiệu quả.
3. Chè nhãn sương sa
Một món chè sương sa với nhãn lồng. Thông thường, sương sa được cắt thành các cục vuông nhỏ hoặc được bào thành sợi nhỏ dài khoảng 5cm. Nhãn lồng được bỏ hột đi, và ngâm trong nước lạnh để trở nên giòn hơn, dễ ăn hơn. Ở một số nơi, người ta ngâm nhãn lồng với muối để sạch hơn và đa dạng mùi vị.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bột Sương Sa (500g)”